Đặc điểm kỹ thuật của nhà vệ sinh.
Hiện nay chống thấm nhà vệ sinh là mối quan tâm hàng đầu của các hộ gia đình. Nhà vệ sinh dựa dựa theo đặc điểm kỹ thuật gắn liền với ống cấp, thoát nước nên được phân làm 2 dạng chính là nhà vệ sinh sàn âm và nhà vệ sinh sàn dương.
1. Nhà vệ sinh sàn âm là những nhà vệ sinh chứa ống thoát nước ngay trong nền và được thu trực tiếp về hộp kỹ thuật. Chi cần đục 1 lỗ xuyên sàn bê tông duy nhất để lắp đặt hộp kỹ thuật.
Đặc điểm chính của sàn nhà vệ sinh này là có 1 lớp âm dưới nền gạch lát cách sàn bê tông khoảng 20cm. Lớp cách này thường là những phế phẩm xây dựng mang vào để tôn nền, chính vì thế sẽ hình thành 1 bể chứa luôn luôn có nước.
Phương pháp thi công xây dựng nhà vệ sinh sàn âm này luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ thấm dột rất cao. đặc biệt là hộp kỹ thuật có tỷ lệ thấm nước xuống dưới không phải là con số ít.
2. Nhà vệ sinh sàn dương là những nhà vệ sinh có đường ống thoát nước xuyên thẳng trực tiếp qua sàn nhà xuống.
Đặc điểm chính của nhà vệ sinh sàn dương là phải khoan rút lõi hoặc đục rất nhiều ống xuyên qua sàn bê tông.
Tuy sàn này không chứa nhiều nước như nhà vệ sinh sàn âm nhưng sàn nhà vệ sinh dương có những cổ ống xuyên thẳng qua sàn bê tông. Cổ ống là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước nếu không xử lý đúng kỹ thuật thì nó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây thấm dột.
Trong những năm gần đây chủ nhà đã chú trọng việc chống thấm nhà vệ sinh hơn các năm trước rất nhiều, chi phí chống thấm nhà vệ sinh mới tính ra không lớn nhưng sau này khi đã bị thấm sửa chữa lại rất phức tạp, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày, chi phí gấp 5 – 10 lần so với chi phí chống thấm ngay từ ban đầu. Do đó việc thi công chống thấm nhà vệ sinh lại phải đục, phá bỏ gạch nền, lớp vữa, các thiết bị vệ sinh, vách ngăn tắm.
Với những ngôi nhà mới, chủ nhà thường giao cho giám sát kỹ thuật hay chủ thầu xây dựng thì chất lượng thi công chống thấm nhà vệ sinh rất kém, vì giám sát chủ thầu xây dựng hay các đơn vị kiến trúc thường chỉ chọn các phương pháp đơn giản rẻ tiền, thời gian ngắn. Chỉ cần chống thấm xong ngâm nước không thấm là đạt yêu cầu mà không quan tâm tới chất lượng lớp chống thấm sau này có bền không.
Kết hợp với việc chủ quan làm chống thấm nhà vệ sinh cho có như vậy nên rất nhiều các công trình vừa làm xong đã phải phá đi toàn bộ để làm chống thấm, xây trát ốp lát hoàn thiện lại.
Hậu quả của việc bị thấm không dừng lại việc chống thấm nữa mà liên quan tới tất cả các hạng mục khác phải phá đi làm lại. Có những chủ nhà mặc dù thuê các công ty chống thấm, đội thợ chống thấm nhưng do không tìm hiểu kỹ về vật liệu, phương pháp làm, vì thế sau một thời gian sử dụng bị thấm lại, làm đi làm lại vẫn thấm.
Các phương pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh kém an toàn, chúng tôi đã gặp phải có thể kể đến như sau: hòa si măng ngâm nước,quét sơn chống thấm CT 11A (Kova), quét Sika Latex trộn xi măng, quét bitum nhựa đường Sikamembrane, Flinkote, láng hoặc trát chống thấm bằng phụ gia … Đây là các phương pháp mà chủ nhà, chủ thầu xây dựng hay các đơn vị thi công thường chọn để thi công chống thấm nhà vệ sinh vì rẻ tiền, dễ làm, nhanh chóng, nhưng hiệu quả chống thấm rất kém, có khi làm xong ngâm nước đã bị thấm ngay.
Xử lý chống thấm nhà vệ sinh với tuổi thọ bền với ngôi nhà của bạn.
Để chống thấm nhà vệ sinh đạt chất lượng cao, lâu dài phụ thuộc hai yếu tố chính đó là:
- Quy trình lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp.
- Thi công chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật.
Yếu tố đầu tiên quyết định đến chất lượng chống thấm nhà vệ sinh đó là: lựa chọn vật liệu thi công chống thấm nhà vệ sinh chuẩn, các hạng mục chống thấm đều cần lựa chọn vật liệu sao cho phải phù hợp với hạng mục đó. Các hạng mục sửa chữa hay xử lý khi đã bị thấm dột thì việc đưa ra quy trình vật liệu chuẩn là quan trọng hàng đầu.
Yếu tố quan trọng số 2 đó là: kỹ thuật thi công chống thấm. Muốn có yếu tố này thì trước hết phải chọn ra người thợ có tâm về nghề, là người có trách nhiệm đặc biệt là tính cẩn thận. Sau đó là quá trình đào tạo về kỹ thuật của công ty bài bản và có sự giám sát chặt chẽ thi công đúng chuẩn quy trình tạo nên một người thợ kỹ thuật có trình độ tay nghề cao.
Hiện nay có rất nhiều các phương pháp chống thấm nhà vệ sinh như: dùng màng khò nóng bitum, dùng màng tự dính, dùng sơn chống thấm CT 11A, dùng Sika Latex trộn với xi măng để láng chống thấm, dùng hóa chất chống thấm hai thành phần Sikatop Seal 107…
Do ở Việt Nam các công ty giới thiệu quá nhiều phương pháp chống thấm nhà vệ sinh như vậy nên tâm lý khách hàng thường rất rối và bị nhiễu thông tin. Không biết nên chọn phương pháp nào để chất lượng tốt và bền lâu dài.
Chúng tôi đã từng gặp phải những công trình mà khách hàng cho xem rất nhiều các phương pháp, quy trình thi công và các loại báo giá khác nhau với các chủng loại vật liệu rất đa dạng mà các công ty chống thấm giới thiệu.
Hiểu được điều này, công ty Chống Thấm Phú Thọ đã tìm tòi rất nhiều các công nghệ thi công trên thế giới và kiểm nghiệm nhiều năm sau để chọn ra được phương pháp chống thấm nhà vệ sinh sao phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Đặc biệt là phương pháp đó phải an toàn và độ bền chống thấm lâu dài nhất.
Chúng tôi sẽ trình bày bên dưới quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh với tên các chủng loại vật liệu và từng bước thực hiện rất rõ ràng, áp dụng cho hai dạng kết cấu nhà vệ sinh: sàn dương và sàn âm.
Thi công chống thấm nhà vệ sinh theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công, vệ sinh bề mặt, xử lý bề mặt
– Khẩu chuẩn bị bề mặt là rất quan trọng để đạt được chất lượng tối ưu.
– Loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt, băm chặt các vữa thừa bằng búa rìu sắt. Dùng máy mài chuyên dụng để xử lý đánh sạch bề mặt, tạo ma sát bề mặt.
– Sử dụng máy thổi bụi thổi sạch bụi và các tạp chất còn sót lại.
– Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc. Trát vá bằng vữa sửa chữa có trộn phụ gia kết nối, tốt nhất là dùng sika latex.
– Đối với các vết nứt lớn phải được trám bằng keo Polyurethane chuyên dụng, tốt nhất vẫn là sikaflex construction ap.
– Cán phẳng bề mặt sàn nhà vệ sinh bằng 1 lớp vữa nhằm tạo bề mặt bám dính đối với nhà vệ sinh sửa chữa lại.
Bước 2: Đục tẩy miệng các cổ ống theo hình miệng loa, rửa sạch miệng cổ ống bằng nước sạch. Sau đó chèn kín cổ ống bằng vữa đổ bù chuyên sụng. Chú ý bảo dưỡng nước sạch tránh nứt cho phần vữa rót cổ ống.
Bước 3: Đo đạc bề mặt nhà vệ sinh, cắt màng dán thi công khi vực cổ ống với hộp kỹ thuật trước. Thi công yêu cầu cổ ống phải có 3 lớp, chú ý các góc cạnh, mép nối phải có miếng nối bù tránh khe hở không khít. Thi công quan trọng các mép nối với nhau và chân tường vén cao 20cm.
Bước 4: Xử dụng hóa chất kết hợp với Xi măng đi quét các mép nối, góc cạnh đảm bảo 100% kín khít, chờ bề mặt khô.
Bước 5: Ngâm nước càng lâu càng tốt để thử nước. Rồi thi công ốp lắt lại nhà vệ sinh.
Dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh của công ty Chống Thấm Phú Thọ
- Hiệu quả chống thấm triệt để 100%, ngăn nước tối ưu, bảo hành lên đến 10 năm.
- Hoàn lại tiền cho quý khách khi vấn đề rò rỉ, thấm nước của bạn chưa được giải quyết hoặc kết quả khiến khách hàng không hài lòng.
- Tiến độ thi công nhanh chóng, bàn giao công trình đúng thời hạn
- Chi phí dịch vụ thi công hợp lý, giá rẻ.
Chống Thấm Phú Thọ được biết đến như một trong những công ty hàng đầu tại Phú Thọ về lĩnh vực chống thấm.
Mọi thông tin liên hệ Chống Thấm Phú Thọ:
Địa chỉ: Thanh Thủy – Phú Thọ
Hotline: 0978259650 Mr. Công
Website: https://chongthamphutho.vn